Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Viện phí tăng, chất lượng dịch vụ y tế có tăng?

Posted at  09:29  |  in  Tin Tức

Từ 15/11, Bộ Y tế chính thức tăng giá viện phí của 1.800 dịch vụ y tế. Lần tăng giá này sẽ “đánh” vào những người có thẻ BHYT là chính.

Cô gái người Anh rất sốc khi đến bệnh viện Việt Nam

Những ngày gần đây, cư dân mạng lại ra sức bình luận về câu chuyện một cô gái Anh sang Việt Nam đưa cha bị hoại tử chân trốn viện về nước. Ông Tây này có tên John Mead, bị nhiễm trùng bàn chân trái sau chấn thương với tiền sử đái tháo đường, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM ngày 1/10. Biết tin cha bị bệnh, con gái ông đã bay sang Việt Nam để thăm cha, cô tận mắt chứng kiến cha đang nằm điều trị trong một phòng bệnh đông nghịt người, chật chội, hôi hám. Đặc biệt, bệnh tình rất nặng mà chưa được phẫu thuật. Ngay lập tức, cô gái đã đưa cha về khách sạn nghỉ ngơi và hôm sau (ngày 4.10) đưa cha ra sân bay về nước. Về Anh, cô đưa cha vào Bệnh viện Hoàng Gia Oldham trong tình trạng chân bị hoại tử, phải phẫu thuật cắt bỏ chân.


2-3 bệnh nhân/giường, BN nằm cáng, nằm gầm giường là cảnh tượng phổ biến ở các BV.

Trước thông tin này, Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân người Anh này đang ở giai đoạn nhiễm trùng rất nặng, đường huyết rất cao nên cần được điều trị điều chỉnh đường huyết và rối loạn điện giải trước khi phẫu thuật vào ngày 5.10 nhưng bệnh nhân đã trốn viện trước đó 1 ngày. Bình luận về câu chuyện này nhiều người cho rằng: “Cô con gái đưa cha tháo chạy khỏi bệnh viện trong tình trạng như thế là rất đúng.”; “Chắc cô gái rất sốc khi nhìn thấy cha mình bệnh nặng nằm trong một phòng bệnh xô bồ, không được điều trị tích cực...”.

Chuyện ông Tây “thối chân” tháo chạy khỏi bệnh viện của Việt Nam một lần nữa chứng minh, người bệnh Việt Nam đang quá khổ. Không thể trách BV Chợ Rẫy cũng như hầu hết các bệnh viện khác ở VN đang tồn tại những phòng bệnh 30-40 người/phòng, bệnh nhân nằm ghép 3-5 người/giường, nhà vệ sinh luôn bốc mùi, môi trường bệnh viện đầy ô nhiễm...

Cứ hình dung những bệnh viện tuyến cuối như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Ung bướu... mỗi ngày phải khám chữa bệnh nội, ngoại trú cho hàng nghìn lượt bệnh nhân, trong khi bệnh viện chỉ có bằng đấy phòng bệnh, giường bệnh, quá tải là chuyện đương nhiên. Người bệnh chấp nhận nằm ghép, nằm hành lang để được chữa bệnh ở tuyến T.Ư có nhiều bác sĩ giỏi chứ không đặt mạng sống của mình vào các thày thuốc tuyến dưới. Vô cùng khổ ải khi phải nằm viện cùng với các chi phí dịch vụ không hề thấp song người dân không còn lựa chọn nào khác.

Sao không xây thêm nhiều bệnh viện trước khi tăng viện phí?

Thông tin từ ngày 15/11 tới, 1.800 dịch vụ y tế nữa sẽ được điều chỉnh tăng, người bệnh lại thêm lao đao. Nhiều người dân đặt câu hỏi, viện phí tăng chất lượng dịch vụ y tế có tăng? Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: Khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế tăng theo hướng tính đúng, tính đủ thì chắc chắn chất lượng dịch vụ y tế sẽ tăng lên. Khi tăng giá viện phí có tính thêm phụ cấp đặc thù và tiền lương thì phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế vì thu nhập của họ được cải thiện tăng thêm. Mặt khác, khi bệnh viện tự chủ và giá dịch vụ tăng sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị y tế công lập với nhau, và giữa đơn vị y tế công lập và ngoài công lập nên bắt buộc bệnh viện phải nâng cao chất lượng thì mới thu hút được bệnh nhân. Bệnh viện nào phục vụ tốt thì BHXH mới ký hợp đồng, nếu không sẽ giảm nguồn thu của bệnh viện.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, tăng viện phí không phải luôn luôn đi kèm với tăng chất lượng khám chữa bệnh vì chất lượng dịch vụ y tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Vì vậy, dù có việc điều chỉnh giá dịch vụ này, chưa chắc chất lượng khám chữa bệnh sẽ tăng lên. Một số chuyên gia khác cho rằng, tại sao ngành y tế không tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trước, đầu tư xây thêm nhiều bệnh viện sau đó mới tính đến việc điều chỉnh viện phí. Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên - Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế cho rằng, nếu đặt vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ trước thì rất khó mà phải đi song song từng bước một, vừa điều chỉnh giá vừa nâng cao chất lượng. Trên cơ sở nâng cao chất lượng thì các cơ sở y tế sẽ thu hút được người bệnh và có nguồn lực để mà nâng cao chất lượng y tế.

Ông Nam dẫn chứng từ đợt điều chỉnh tăng giá viện phí vào năm 2012, đến nay sau 3 năm thực hiện, bộ mặt khoa khám bệnh và buồng bệnh của hầu hết các bệnh viện trên cả nước đã thay đổi, chất lượng dịch vụ y tế được nâng lên một bước. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều người bệnh thì vào bệnh viện vẫn luôn luôn là nỗi kinh hoàng. Nhiều bệnh nhân đang điều trị tại BV K cơ sở 2 phàn nàn: “Lần nào tăng viện phí cũng kèm theo “khẩu hiệu” tăng chất lượng khám chữa bệnh nhưng ở BV K này cảnh 3 - 4 người nằm chen chúc trên 2 chiếc giường ghép là chuyện thường ngày”.

Theo mong mỏi của người bệnh tăng chất lượng khám chữa bệnh ở đây đầu tiên phải nói đến phòng bệnh sạch sẽ, đủ giường cho mỗi bệnh nhân mà không phải nằm ghép, môi trường bệnh viện trong sạch... Đó là lý do mà nhiều người dân có điều kiện đã phải ra nước ngoài chữa bệnh chỉ để được nằm điều trị tại một bệnh viện sạch sẽ đúng nghĩa.

Share this post

About Naveed Iqbal

Nulla sagittis convallis arcu. Sed sed nunc. Curabitur consequat. Quisque metus enim venenatis fermentum mollis. Duis vulputate elit in elit. Follow him on Google+.

0 nhận xét:

About-Privacy Policy-Contact us
Copyright © 2013 Báo sức khỏe. By phap luat 24h, tin hot, tam su, tinh yeu gioi tinh, doc bao phap luat, doc bao, bao hanh tivi sony, truyen ngan, Blogger by Bloggertheme9
Proudly Powered by Blogger.
back to top